Vợ nợ xấu chồng có vay ngân hàng được không?

Hiện nay có rất nhiều trường hợp cùng trong gia đình nhưng lại có một người vướng vào hợp đồng nợ xấu tại ngân hàng. Lúc này sẽ có thắc mắc trường hợp vợ nợ xấu chồng có vay ngân hàng được không. Trong bài viết dưới đây, Vietvay.com sẽ giải đáp tường tận về vấn đề này.

Phân tích về nợ xấu và phân loại các mức độ nợ xấu

Nợ xấu chính là tình trạng mà khách hàng thực hiện vay vốn tại ngân hàng với thời gian ấn định, số tiền, lãi suất rõ ràng thế nhưng tới hạn lại không trả được nợ. Ngân hàng tiến hành nhắc nợ nhiều lần nhưng khách hàng vẫn cố tình không trả hoặc mất khả năng trả nợ. Lúc này thì tùy vào tình trạng mà khách hàng sẽ bị xếp vào trong nhóm nợ xấu. 

Nợ xấu có các tình trạng khác nhau và được phân loại theo 5 nhóm chính:

  • Nhóm 1: Các khoản nợ của khách hàng thuộc dạng tiêu chuẩn, ngân hàng vẫn đủ khả năng thu hồi gốc và lãi đúng thời hạn. Thường thì khách hàng quá hẹn chừng 1-10 ngày. 
  • Nhóm 2: Các khoản dư nợ dưới tiêu chuẩn, khách hàng nợ quá hạn trả từ 10 đến 90 ngày.
  • Nhóm 3: Các khoản nợ ở dưới tiêu chuẩn, khách hàng đã nợ quá hạn kéo dài từ 90 đến 180 ngày.
  • Nhóm 4: Thuộc các khoản nợ có nghi ngờ mất vốn, khó đòi nợ, khách hàng nợ quá hạn từ 181 đến 360 ngày.
  • Nhóm 5: Các khoản nợ có khả năng cao mất vốn, khách hàng đã nợ quá hạn trên 360 ngày.
Nợ xấu có nhiều nhóm khác nhau

Đọc thêm: Vay tín chấp và thế chấp là gì? Khác như như thế nào?

Vợ nợ xấu, chồng vay ngân hàng được không?

Vợ nợ xấu chồng có vay ngân hàng được không? Như đã phân tích ở trên thì có nhiều nhóm nợ xấu khác nhau và tùy vào từng tình trạng ngân hàng sẽ xem xét mức độ vay lại khác nhau. Đã là nợ xấu sẽ có lịch sử lưu trữ trên hệ thống CIC, bởi vậy hạn chế tối đa để mình mắc phải tình trạng nợ xấu này. 

Vậy khi vợ nợ xấu thì chồng có thể vay tiếp ngân hàng được hay không? Câu hỏi này được nhiều người quan tâm để nếu vướng vào tình trạng khó khăn về tài chính có thể tìm được cách vay khác để giải quyết. Và đối với thắc mắc này sẽ nêu ra các trường hợp:

Đối với hình thức vay tín chấp

Vợ nợ xấu chồng có vay ngân hàng được không với kiểu tín chấp. Nếu vợ vay ngân hàng không đủ khả năng trả nợ bị liệt vào trong nợ xấu thì chồng có thể vay ngân hàng được không. Theo quy định của pháp luật thì vợ chồng sẽ cùng chịu mọi trách nhiệm trước mọi khoản vay. Cho nên với khoản vay từ vợ hoặc chồng thì hầu như đều liên đới với nhau.

Đối với trường hợp mà vợ nợ xấu thuộc từ nhóm 2 trở lên, quá hạn thời gian dài thì chồng cũng khó mà có thể vay tín chấp ở các ngân hàng khác. Còn nếu thuộc vào nợ nhóm 1 còn khả năng đòi nợ bình thường thì chồng khả năng vẫn vay được thêm tiền. 

Đặc biệt với gói vay tín chấp chủ yếu dựa vào uy tín, lịch sử tín dụng của chính người vay, cả người thân, cũng căn cứ vào nguồn thu nhập của gia đình. Cho nên nếu vợ vướng vào nợ xấu thì khả năng ngân hàng xem xét khả năng có thể trả nợ cũ còn khó cho nên khó vay thêm được khoản mới. 

Thông thường khi đi vay ngân hàng, khách hàng cần phải mang sổ hộ khẩu bản chính để đến đối chiếu và kiểm tra CIC của bản thân và gia đình. Cho nên khó mà lách luật hoặc nói sai thông tin với bên ngân hàng. 

Món vay do người thân vướng nợ xấu cũng bị đánh giá có rủi ro cao. Tất nhiên vẫn có trường hợp được vay nhưng xem xét khó khăn và mất nhiều thời gian, chỉ thường dao động ở nhóm 1 hoặc hiếm hoi ở nhóm 2. 

Vợ nợ xấu thì chồng có vay ngân hàng được không?

Đối với hình thức vay thế chấp

Hình thức vay thế chấp có nghĩa là khách hàng vay vốn lớn sẽ thế chấp một tài sản có giá trị với ngân hàng. Mỗi ngân hàng sẽ có quy định riêng về việc cho khách hàng vay vốn hoặc không. 

Trong trường hợp mà hai vợ chồng cùng đứng tên trong tài sản đang vay thế chấp tại ngân hàng mà vợ đứng tên vay vướng nợ xấu thì chồng cũng bị liên đới trách nhiệm. Cho nên trong khả năng này chồng cũng khó mà vay được ở ngân hàng tiếp tục. 

Có giải pháp được nhiều người đưa ra đó là chồng sang tên toàn bộ tài sản đang thế chấp cho mình vợ. Vợ đang vướng nợ xấu và có tranh chấp về tài sản thế chấp đó với ngân hàng cũ, còn chồng thì có thể chứng minh không liên quan tới khoản vay đó. Nếu chồng có vay  tín chấp hoặc vay thế chấp tài sản khác tại ngân hàng khác thì khả năng vẫn có thể vay thêm được.

Có cách nào để chồng vay tiền ngân hàng được không?

Đối với việc vợ vướng vào nợ xấu ngân hàng thì thường là chồng cũng bị ảnh hưởng khó vay ở ngân hàng – vốn là tổ chức tài chính lớn với nhiều quy định nghiêm ngặt. Chồng muốn vay thêm tiền giải quyết các khó khăn có giải pháp là tìm tới các tổ chức tín dụng cho vay bên ngoài để vay thêm.

Nhiều tổ chức tín dụng có các gói vay thủ tục siêu đơn giản, không kiểm tra CIC, không cần thế chấp tài sản hoặc cũng không quan tâm với lịch sử tín dụng của người thân. Lúc đó thì bạn có thể dễ dàng vay thêm tiền nhưng lưu ý thường những tổ chức này lại áp dụng mức lãi suất cao và nếu chậm trả nợ cũng cực kỳ áp lực với các hình thức xử lý nặng.

Vẫn có cách nếu vợ nợ xấu thì chồng vẫn vay được tiền

Đọc thêm: Lương 7, 10 triệu vay ngân hàng được bao nhiêu? Vay ngân hàng nào?

Hoặc có trường hợp các gói vay yêu cầu chỉ cần cung cấp CMND/CCCD hoặc hộ khẩu là vay được tiền. Nếu vợ nợ xấu có lưu trữ lịch sử thông tin mà chồng muốn vay theo gói này thì có thể tách vợ ra khỏi sổ hộ khẩu. Như vậy ngân hàng hoặc tổ chức tài chính chỉ kiểm tra được độ uy tín của những người trên sổ hộ khẩu mà thôi. 

Tuy nhiên đây chỉ là những giải pháp tạm thời mang tính đối phó, nếu vay mà không đủ khả năng trả nợ cũng không được khuyến khích. Tốt nhất vẫn là người vay cố gắng kiếm tiền trả hết nợ cũ, xóa nợ xấu rồi hãy tính tới chuyện vay thêm khoản tiền mới. 

Giờ với những chia sẻ chi tiết này thì bạn cũng hiểu được việc vợ nợ xấu chồng có vay ngân hàng được không rồi. Vietvay.com cung cấp cho bạn biết các giải pháp tài chính để biết được các tình huống xảy ra xử lý như thế nào cho hiệu quả. 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

BÀI VIẾT MỚI NHẤT