Thẩm định tài sản đảm bảo là gì? Quy trình thẩm định ra sao?

Trong khi vay vốn thì quy trình của nhiều ngân hàng sẽ có công đoạn thẩm định tài sản sử dụng để thế chấp. Vậy thẩm định tài sản đảm bảo là gì, có cần thiết và bắt buộc diễn ra hay không? Vietvay.com sẽ giải đáp thắc mắc và nêu rõ về quy trình thẩm định vay vốn ra sao.

Tài sản đảm bảo là gì?

Tài sản đảm bảo ở đây chính là những tài sản mà bên vay vốn sử dụng để đảm bảo cho khoản vay tiền sử dụng với mục đích riêng. Tài sản này có giá trị nhất định và để đảm bảo cho trường hợp nếu như khách hàng không trả nợ, mất khả năng chi trả thì ngân hàng sẽ tiến hành bán đi để thu tiền về trả nợ. Tài sản đảm bảo có nhiều loại khác nhau: 

  • Quyền tài sản như quyền tài sản phát sinh từ quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đòi nợ, quyền nhận bảo hiểm, quyền khai thác các tài nguyên, lợi tức. Và cả quyền phát sinh khác như tài sản cầm cố,…
  • Giấy tờ có giá trị như cổ phiếu, trái phiếu, kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi, tín phiếu hoặc các giấy tờ có giá trị cao
  • Các loại vật thể có giá trị như kim hoàn đá quý, máy móc thiết bị, xe cộ đi lại, hàng hóa, sản phẩm, nguyên vật liệu,…
Tài sản đảm bảo là gì?

Đọc thêm: Thế chấp tài sản là gì? Các loại tài sản thế chấp phổ biến

Thẩm định tài sản đảm bảo là gì? 

Việc thẩm định tài sản là gì được nhiều người quan tâm. Thẩm định tài sản là một công đoạn quan trọng trong quy trình vay thế chấp tại ngân hàng. Thẩm định về giá trị, tính nguyên vẹn, tính hoạt động bình thường,…của tài sản có giá trị mà bên vay đem ra để thế chấp vay số tiền cụ thể từ ngân hàng.

Thẩm định là công việc của một đơn vị hoặc cá nhân thực hiện có tính chuyên nghiệp, cụ thể gồm nhiều bước cụ thể. Sau khi trải qua bước thẩm định này xong thì ngân hàng mới xem xét đúng giá trị của tài sản đảm bảo rồi cân nhắc có cho khách hàng vay vốn không và nếu được vay thì vay bao nhiêu là được.

Có nhiều loại tài sản khác nhau và tất nhiên giá trị cũng khác nhau cho nên sẽ có những khoản vay riêng. Công việc thẩm định là bắt buộc trong quy trình vay vốn thế chấp, nó khác với hình thức vay tín chấp. 

Thẩm định về tài sản đảm bảo thế chấp

Hiện nay mỗi ngân hàng sẽ có cách thức thẩm định giá khác nhau và áp dụng công thức riêng để xác định giá trị của tài sản đảm bảo. Phương pháp định giá cần chuẩn xác để bám sát được thời giá thị trường, đảm bảo thỏa mãn được khách hàng mà đảm bảo không bị thua thiệt cho phía ngân hàng.

Định giá tài sản thế chấp phải đáp ứng được các quy định trong Luật thẩm định giá Việt Nam. Từ đó xác định giá trị thật chuẩn, không bị quá thấp hoặc quá cao so với giá trị thị trường, đó sẽ dùng làm cơ sở chấp nhận hồ sơ vay vốn của khách hàng. 

Đọc thêm: Lãi suất vay thế chấp ngân hàng Agribank chi tiết 2022

Quy trình thẩm định cụ thể

Về quy trình tiến hành thẩm định tài sản đảm bảo sẽ bao gồm nhiều bước khác nhau, mỗi bước sẽ có công việc cụ thể. Quy trình này được ghi trong Thông tư 28/2015/TT-BTC về Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam số 05, 06 và 07 do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hàng. Bạn có thể theo dõi các bước thẩm định chi tiết như sau:

Bước 1: Đơn vị thẩm định nhận thông tin và xem xét tổng quát tài sản tiến hành thẩm định giá. Xác định xem giá trị trường và phi thị trường bao nhiêu để làm cơ sở thẩm định cho sát nhất có thể. Các cơ sở xác định: 

  • Xác định các đặc điểm về pháp lý, kinh tế – kỹ thuật tài sản thẩm định giá
  • Xác định đối tượng dùng kết quả thẩm định giá
  • Xác định mục đích thẩm định giá là gì và thời điểm thẩm định giá cụ thể
  • Xác định cơ sở giá trị
  • Xác định các giả thiết đưa ra.

Bước 2. Lập kế hoạch thẩm định giá cụ thể, xác định phạm vi, các công việc cần làm, từng bước triển khai, tiến độ hoàn thành. Chọn phương thức thẩm định phù hợp và cách thức tiến hành. Chọn dữ liệu cần cho việc thẩm định giá, tài liệu phải thu thập về thị trường, các tài sản để so sánh. 

Xác định trình tự tiến hành thẩm định tài sản thế chấp, phân tích dữ liệu, phân bổ nguồn lực thực hiện. Lập phương án phân công người thẩm định và áp dụng quy trình kiểm soát chất lượng cao. 

Bước 3. Khảo sát thực tế, thu thập thông tin quan trọng cho việc tiến hành thẩm định giá tài sản.

Bước 4. Phân tích thông tin một cách chi tiết về tài sản đem đi thẩm định giá, đảm bảo tính chính xác cao. 

Bước 5. Xác định giá trị tài sản cần thẩm định giá nằm ở mức bao nhiêu. ‘

Quy trình thẩm định giá tài sản

Bước 6. Lập báo cáo kết quả thẩm định giá với các nội dung quan trọng, xác định mức giá cụ thể. Có chứng thư thẩm định giá gửi cho khách hàng, các bên liên quan để làm căn cứ cho công việc.

Với những thông tin được chia sẻ từ vietvay.com sẽ giúp cho bạn hiểu rõ được thẩm định tài sản đảm bảo là gì. Cùng với đó là quy trình thẩm định tài sản tiến hành chi tiết ra sao cho những ai vay tiền hình dung rõ ràng. Các ngân hàng làm rất chuyên nghiệp công tác này nên người vay cứ an tâm.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

BÀI VIẾT MỚI NHẤT